Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
177639

Huyện Nga Sơn tổ chức hội nghị giao ban đột xuất công bố dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện

Ngày 29/05/2019 12:26:12

Chiều ngày 25/5/2019, UBND huyện Nga Sơn tổ chức hội nghị giao ban đột xuất công bố dịch bệnh và bàn các giải pháp phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện.

Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Ngọc Quyết- Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Thịnh Văn Huyên- Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị cùng các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia xúc, gia cầm huyện Nga Sơn và các đồng chí Chủ tịch UBND 27 xã, thị trấn.

1.jpg

Hội nghị giao ban đột xuất phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Nga Sơn

Theo Quyết định công bố của Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, đến ngày 24/5/2019 dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện tại huyện trên địa bàn xã Nga Văn. Trong đêm ngày 24/5/2019 sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn Châu Phi tại hộ ông Trịnh Văn Điệp, thôn 5, xã Nga Văn, UBND huyện đã chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ tổng đàn lợn của hộ gia đình với tổng số 67 con, trọng lượng 2.046kg.

2.jpg

Lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm tại hộ ông Trịnh Văn Điệp, thôn 5, xã Nga Văn

Trước đó, ngày 21/5/2019 tại hộ ông Trịnh Văn Điệp có 4 con lợn chết bất thường, không rõ nguyên nhân và 10 con có biểu hiện sốt, bỏ ăn, phản ứng chậm. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm và tổ chức tiêu hủy 14 con lợn chết và phun tiêu độc khử trùng toàn bộ gia trại.

3.jpg

Tổ chức tiêu hủy 16 con lợn nghi nhiễm bệnh tại hộ ông Lã Đình Lưu, thôn 6, xã Nga Văn

Đến thời điểm hiện tại, trong toàn tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn là huyện thứ 24 xuất hiện dịch tả lợn Châu phi. Qua kết quả kiểm tra, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia xúc, gia cầm huyện đã phát hiện 02 hộ ở xã Nga Tiến, Nga Tân và hộ dân ở 2 xã Nga Trường, xã Nga Điền có triệu chứng bị nhiễm bệnh và đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, đồng thời tổ chức tiêu hủy lợn chết nghi mắc bệnh, chỉ đạo tổ chức rắc vôi bột trên các tuyến đường, khu vực có lợn bệnh, phun hóa chất sát trùng xử lý môi trường trên địa bàn toàn xã Nga Văn và các xã có lợn chết bất thường.

Tại hội nghị, các ý kiến thảo luận đã phân tích những khó khăn trong công tác kiểm soát, phát hiện lợn nhiễm dịch bệnh và đề xuất những biện pháp chỉ đạo kiên quyết lập chốt khoanh vùng dịch, không để dịch bệnh bùng phát ra diện rộng, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng, kịp thời điều tra, nắm bắt thông tin, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Ngọc Quyết- Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: huyện Nga Sơn là địa bàn chăn nuôi phát triển, theo thống kê hiện nay tổng đàn lợn có hơn 80 nghìn con, các xã, thị trấn cần tập trung cao độ cho việc chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy “chống dịch như chống giặc”. Để thực hiện công tác phòng chống dịch không để bùng phát ra diện rộng, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị với các xã, thị trấn thực hiện tốt việc quản lý đàn lợn, tiếp tục rà soát lại, thống kê lại số lượng đàn lợn trên địa bàn toàn huyện, đồng thời thực hiện kiểm điểm, kỷ luật làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, lãnh đạo nếu phát hiện có sai phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi; Quản lý nghiêm túc kiểm soát chặt chẽ các lò mổ, thực hiện ký cam kết của các chủ lò mổ số lượng lợn thịt hàng ngày phải được kiểm dịch với được tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn, kể cả thịt lợn bán lẻ; Thực hiện tiêu độc khử trùng phải xử lý theo phân cấp phân công, các xã trong vùng dịch phải hỗ trợ vôi bột xử lý ngay tại chỗ, huyện hỗ trợ phun tiêu độc khử trùng toàn xã. Còn các xã nghi nhiễm dịch phải khoanh dịch trong hộ nuôi lợn, kiểm soát ra vào tại các vùng có lợn nghi nhiễm bệnh dịch, thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm và tiêu hủy toàn bộ lợn chết nghi nhiễm bệnh, xã phải bố trí địa điểm tiêu hủy đảm bảo quy định, để không ảnh hưởng đến nguồn nước liên quan đến hộ chăn nuôi khác; Các xã quản lý chặt chẽ các hộ, thôn xóm bị nhiễm bệnh, thành lập hội đồng tiêu hủy lợn chết do nhiễm dịch bệnh, khi tiêu hủy lợn phải công khai cho nhân dân giám sát quá trình tiêu hủy; Trung tâm văn hóa&TDTT huyện làm tốt công tác tuyên truyền lưu động, Đài truyền thanh huyện bám sát, nắm bắt tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi tuyên truyền, định hướng dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, để từng người dân có ý thức kiểm soát dịch bệnh; Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia xúc, gia cầm tăng cường chỉ đạo, bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh báo cáo về Thường trực Ban chỉ đạo huyện vào 14 giờ hàng ngày.

Tin&ảnh: Lê Dung- ĐTT

Huyện Nga Sơn tổ chức hội nghị giao ban đột xuất công bố dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện

Đăng lúc: 29/05/2019 12:26:12 (GMT+7)

Chiều ngày 25/5/2019, UBND huyện Nga Sơn tổ chức hội nghị giao ban đột xuất công bố dịch bệnh và bàn các giải pháp phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu phi trên địa bàn huyện.

Tham dự hội nghị có đồng chí Trần Ngọc Quyết- Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Thịnh Văn Huyên- Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị cùng các đồng chí trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia xúc, gia cầm huyện Nga Sơn và các đồng chí Chủ tịch UBND 27 xã, thị trấn.

1.jpg

Hội nghị giao ban đột xuất phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Nga Sơn

Theo Quyết định công bố của Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, đến ngày 24/5/2019 dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện tại huyện trên địa bàn xã Nga Văn. Trong đêm ngày 24/5/2019 sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn Châu Phi tại hộ ông Trịnh Văn Điệp, thôn 5, xã Nga Văn, UBND huyện đã chỉ đạo tiêu hủy toàn bộ tổng đàn lợn của hộ gia đình với tổng số 67 con, trọng lượng 2.046kg.

2.jpg

Lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm tại hộ ông Trịnh Văn Điệp, thôn 5, xã Nga Văn

Trước đó, ngày 21/5/2019 tại hộ ông Trịnh Văn Điệp có 4 con lợn chết bất thường, không rõ nguyên nhân và 10 con có biểu hiện sốt, bỏ ăn, phản ứng chậm. Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm và tổ chức tiêu hủy 14 con lợn chết và phun tiêu độc khử trùng toàn bộ gia trại.

3.jpg

Tổ chức tiêu hủy 16 con lợn nghi nhiễm bệnh tại hộ ông Lã Đình Lưu, thôn 6, xã Nga Văn

Đến thời điểm hiện tại, trong toàn tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn là huyện thứ 24 xuất hiện dịch tả lợn Châu phi. Qua kết quả kiểm tra, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia xúc, gia cầm huyện đã phát hiện 02 hộ ở xã Nga Tiến, Nga Tân và hộ dân ở 2 xã Nga Trường, xã Nga Điền có triệu chứng bị nhiễm bệnh và đã lấy mẫu gửi xét nghiệm, đồng thời tổ chức tiêu hủy lợn chết nghi mắc bệnh, chỉ đạo tổ chức rắc vôi bột trên các tuyến đường, khu vực có lợn bệnh, phun hóa chất sát trùng xử lý môi trường trên địa bàn toàn xã Nga Văn và các xã có lợn chết bất thường.

Tại hội nghị, các ý kiến thảo luận đã phân tích những khó khăn trong công tác kiểm soát, phát hiện lợn nhiễm dịch bệnh và đề xuất những biện pháp chỉ đạo kiên quyết lập chốt khoanh vùng dịch, không để dịch bệnh bùng phát ra diện rộng, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng, kịp thời điều tra, nắm bắt thông tin, hạn chế lây lan dịch bệnh.

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Ngọc Quyết- Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: huyện Nga Sơn là địa bàn chăn nuôi phát triển, theo thống kê hiện nay tổng đàn lợn có hơn 80 nghìn con, các xã, thị trấn cần tập trung cao độ cho việc chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi như ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Huyện ủy “chống dịch như chống giặc”. Để thực hiện công tác phòng chống dịch không để bùng phát ra diện rộng, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị với các xã, thị trấn thực hiện tốt việc quản lý đàn lợn, tiếp tục rà soát lại, thống kê lại số lượng đàn lợn trên địa bàn toàn huyện, đồng thời thực hiện kiểm điểm, kỷ luật làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, lãnh đạo nếu phát hiện có sai phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi; Quản lý nghiêm túc kiểm soát chặt chẽ các lò mổ, thực hiện ký cam kết của các chủ lò mổ số lượng lợn thịt hàng ngày phải được kiểm dịch với được tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn, kể cả thịt lợn bán lẻ; Thực hiện tiêu độc khử trùng phải xử lý theo phân cấp phân công, các xã trong vùng dịch phải hỗ trợ vôi bột xử lý ngay tại chỗ, huyện hỗ trợ phun tiêu độc khử trùng toàn xã. Còn các xã nghi nhiễm dịch phải khoanh dịch trong hộ nuôi lợn, kiểm soát ra vào tại các vùng có lợn nghi nhiễm bệnh dịch, thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm và tiêu hủy toàn bộ lợn chết nghi nhiễm bệnh, xã phải bố trí địa điểm tiêu hủy đảm bảo quy định, để không ảnh hưởng đến nguồn nước liên quan đến hộ chăn nuôi khác; Các xã quản lý chặt chẽ các hộ, thôn xóm bị nhiễm bệnh, thành lập hội đồng tiêu hủy lợn chết do nhiễm dịch bệnh, khi tiêu hủy lợn phải công khai cho nhân dân giám sát quá trình tiêu hủy; Trung tâm văn hóa&TDTT huyện làm tốt công tác tuyên truyền lưu động, Đài truyền thanh huyện bám sát, nắm bắt tình hình dịch bệnh tả lợn Châu Phi tuyên truyền, định hướng dư luận trên các phương tiện thông tin đại chúng, để từng người dân có ý thức kiểm soát dịch bệnh; Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên đàn gia xúc, gia cầm tăng cường chỉ đạo, bám sát cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh báo cáo về Thường trực Ban chỉ đạo huyện vào 14 giờ hàng ngày.

Tin&ảnh: Lê Dung- ĐTT